Sự Phát Triển Của Dịch Vụ Vận Tải Bằng Taxi Trong Cuộc Cách Mạng 4.0

dịch vụ vận tải bằng taxi trong cuộc cách mạng 4.0

Cùng ứng dụng xe tiện chuyến Carback, tìm hiểu về thị trường phát triển dịch vụ vận tải bằng taxi trong cuộc cách mạng 4.0. Nắm bắt những thông tin quan trọng để lựa chọn cho mình một hướng đi tốt nhất trong ngành.

Taxi đã có những đóng góp trong việc giải quyết nhu cầu đi lại của người dân đô thị tại Hà Nội trong một thời gian dài. Trong những năm gần đây xuất hiện thêm loại hình xe dưới 9 chỗ có sử dụng phần mềm đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ góp phần phục vụ nhu cầu đi lại tốt hơn với mức giá hợp lý hơn. Tuy nhiên, trong thực tế đã nảy sinh một số vấn đề cần giải quyết để tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh và hướng đến lợi ích người dân nhiều hơn. Do vậy, cần có các giải pháp căn cơ và hướng xử lý phù hợp để tránh xung đột về lợi ích, về thị trường giữa các loại hình vận tải khách từ đó định hướng thị phần vận tải phát triển phù hợp chiến lược, quy hoạch nhằm giảm ùn tắc giao thông và quản lý đô thị ngày càng tốt hơn.

Sự Phát Triển Của Dịch Vụ Vận Tải Bằng Taxi Trong Cuộc Cách Mạng 4.0
Sự Phát Triển Của Dịch Vụ Vận Tải Bằng Taxi Trong Cuộc Cách Mạng 4.0

Hoạt động vận tải khách bằng taxi xuất hiện ở Hà Nội từ những năm đầu thập kỷ 1990 do Sở Giao thông công chính quản lý, khai thác. Đó là hệ thống cung cấp dịch vụ thông qua mạng lưới điện thoại cố định và có một trung tâm kiểm soát tín hiệu radio chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại của đối tượng có thu nhập cao vào thời điểm đó. Giai đoạn 2000-2009 dịch vụ này liên tục có bước tăng trưởng ngoạn mục, số doanh nghiệp đăng ký dịch vụ vận tải khách bằng taxi đã tăng mạnh mẽ trên thị trường. Trong bối cảnh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ tăng trưởng KT-XH ngày càng đi lên thì việc sử dụng dịch vụ vận tải khách bằng taxi không chỉ hướng đến người có thu nhập cao mà hiện nay rất phổ biến đối với mọi người dân đô thị. Vì thế ban đầu từ khoảng vài trăm xe, đến nay số lượng phương tiện đã tăng lên trên 19.000 xe và vẫn tiếp tục tăng nếu không có các giải pháp quản lý số lượng.

Theo thống kê đến tháng 3/2017, Hà Nội có 18.629 xe taxi với 88 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh, với mật độ xe taxi trên 1.000 dân trên địa bàn Thành phố xấp xỉ 2,44 xe, không tính đến xe taxi vãng lai của các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh… Sản lượng vận tải hành khách bằng taxi trong năm 2017 khoảng 112 triệu hành khách so với năm 2016 đạt khoảng 108 triệu hành khách.

Từ năm 2016, trước sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện loại xe hợp đồng dưới 9 chỗ có sử dụng phần mềm xuất hiện ở Hà Nội và một số thành phố lớn của Việt Nam. Ban đầu tại Hà Nội với số lượng chưa đến 1.000 xe hoạt động thí điểm. Sau 2 năm thí điểm hoạt động, đến năm 2018 số lượng phương tiện của loại hình vận tải này đã tăng như ‘vũ bão’ lên hơn 25.000 xe, vượt hơn cả số lượng xe taxi truyền thống qua nhiều năm. Hoạt động vận tải khách bằng xe hợp đồng dưới 09 chỗ có sử dụng phần mềm đã được một số đơn vị tham gia và có những thành công bước đầu do tính thuận tiện, giá cả đa dạng và người dân được hưởng lợi thông qua các chương trình khuyến mãi rầm rộ làm cho cuộc cạnh tranh thu hút khách giữa taxi và xe hợp đồng ngày càng khốc liệt.

Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của loại hình này cũng có những hệ lụy xã hội cần lưu ý ví dụ như: Trào lưu đầu tư phương tiện tham gia hoạt động vận tải khách trên không có kiểm soát dẫn đến đầu tư phương tiện (mua mới) quá nhiều xe. Từ đó, khi có rủi ro, ví dụ hãng kinh doanh công nghệ mua bán, sáp nhập như vừa qua, nhiều người đã lâm vào cảnh khó khăn do bị mất việc hoặc không được tiếp tục tham gia; biến tướng của kinh tế chia sẻ là tận dụng phương tiện nhàn rỗi nhưng thực tế là đổ xô mua phương tiện mới để kinh doanh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *